Sulfate giúp làm sạch tóc rất tốt thế nhưng lại “âm thầm” gây hư tổn đến từng nang tóc mà nhiều bạn vẫn không hề hay biết. Sulfate đã vô tình lấy đi lượng dầu tự nhiên trên da đầu, gây mất cân bằng pH, tạo điều kiện cho gàu, ngứa và viêm da phát triển nặng hơn. Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu sự thật về Sulfate là gì? Và vì sao nên chọn dầu gội không chứa Sulfate trong chăm sóc tóc ngay hôm nay nhé!
- Sulfate là gì? Tác động của Sulfate đối với tóc và da đầu
- Vì sao nên chọn dầu gội không chứa Sulfate trong chăm sóc tóc?
- Giữ lại độ ẩm tự nhiên cho tóc
- Bảo vệ da đầu trước tác nhân kích ứng
- Tạo độ bền màu cho tóc
- Thân thiện với môi trường
- Ai phù hợp với dầu gội không chứa Sulfate?
- Nhận biết các thành phần trong dầu gội không chứa Sulfate
Sulfate là gì? Tác động của Sulfate đối với tóc và da đầu
Sulfate là gì?
Sulfate là một thành phần trong mỹ phẩm, được phân loại vào nhóm chất làm sạch bề mặt. Sulfate có mặt ở rất nhiều sản phẩm chăm sóc cơ thể, từ sữa rửa mặt, dầu gội đầu, sữa tắm,… Hai hợp chất phổ biến và dễ nhận biết nhất của thành phần Sulfate là: Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES).
Ưu điểm của các gốc làm sạch từ Sulfate là tạo bọt rất tốt, lượng bọt dày và nhiều nên giúp loại bỏ nhanh chóng bụi bẩn, dầu thừa và các tạp chất khác bám lại trên da đầu sau cả ngày dài. Thế nhưng hiện nay, khi xu hướng làm đẹp hướng tới sự dịu nhẹ và thân thiện cho làn da, đặc biệt là làn da nhạy cảm thì thành phần Sulfate đang được thảo luận rất nhiều.
Tác động của Sulfate đối với tóc và đầu
Thế nhưng khi sử dụng Sulfate các cô nàng phải đối mặt với nguy cơ là khô tóc, đó là vì Sulfate hoạt động mạnh với cơ chế phá hủy các liên kết giữa dầu và nước, làm mất đi lớp dầu tự nhiên khiến da đầu trở nên khô căng và bong tróc vảy trắng. Ngoài ra, do làm sạch quá mạnh bạo nên Sulfate dễ làm phai màu tóc, đặc biệt càng bạn thường xuyên nhuộm và tạo kiểu.
Sử dụng dầu gội từ Sulfate có thể làm nặng hơn các tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ, viêm da tiếp xúc trên các cơ địa da đầu nhạy cảm trước đó. Khi độ ẩm không đủ các tuyến trong nang tóc phải bù trừ bằng cách tăng tiết dầu, dẫn đến tóc dễ bị gàu và ngứa rát. Về lâu dài, thì dùng dầu gội Sulfate có thể làm giảm chất lượng tóc, giảm khả năng bảo vệ tự nhiên.
Vì sao nên chọn dầu gội không chứa Sulfate trong chăm sóc tóc?
Giữ lại độ ẩm tự nhiên cho tóc
Nhờ có lớp dầu tự nhiên do các nang tóc tiết ra mà da đầu luôn có được độ ẩm, mái tóc suôn mượt và khỏe mạnh. Thế nên, các dầu gội không chứa Sulfate đóng vai trò như chất làm sạch nhẹ nhàng, vẫn đảm bảo loại bỏ bụi bẩn hay dầu thừa mà đặc biệt không gây khô tóc. Chính vì thế đây là lựa chọn được dùng lâu dài để cho mái tóc luôn chắc khỏe, bảo vệ độ pH cho da đầu.
Bảo vệ da đầu trước tác nhân kích ứng
Mỗi ngày da đầu đều phải đối mặt với rất nhiều tác nhân gây hại như: bụi bẩn, tia UV, hóa chất làm sạch, thay đổi nội tiết tố, stress căng thẳng,… Những tác nhân như thế đều tác động khiến tóc dễ gãy rụng và yếu dần đi theo thời gian. Thế nhưng, nếu bạn biết cách chọn lựa dầu gội không chứa sulfate như một giải pháp chăm sóc tóc lâu dài, dịu nhẹ và lành tính.
Tạo độ bền màu cho tóc
Hầu như các cô nàng khi nhuộm tóc đều khó giữ được độ bền màu, nguyên nhân thường đến từ các loại dầu gội chứa chất làm sạch quá mạnh như Sulfate. Không những thế, khi phải tiếp xúc với nhiều hóa chất thì nguy cơ tóc yếu đi rất nhiều, mất đi độ bóng mượt, kèm theo tình trạng xỉn màu thấy rõ. Do đó, việc dùng dầu gội Sulfate hạn chế khô tóc, không bào mòn lớp biểu bì tóc, giữ cho bạn có mái tóc nhuộm bền màu lâu dài theo thời gian.
Thân thiện với môi trường
Không chỉ có thế, dầu gội không chứa Sulfate đóng vai trò là sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, bảo vệ mái tóc khỏe mạnh và thích hợp cho những bạn đang gặp vấn đề nhạy cảm. Không dừng lại ở đó, dầu gội không chứa Sulfate còn ghi điểm nhờ tính thân thiện với môi trường, hướng đến chăm sóc tóc bền vững theo lối sống xanh và “Clean Beauty”.
Ai phù hợp với dầu gội không chứa Sulfate?
Dầu gội không chứa Sulfate được thay thế bằng các gốc làm sạch dịu nhẹ hơn, do đó vẫn đảm bảo khả năng làm sạch tốt cho da đầu. Nên ưu tiên lựa chọn dầu gội không chứa Sulfate cho những tình trạng da đầu nhạy cảm, da đang kích ứng, người có mái tóc khô, sau khi nhuộm tóc, người có tóc gàu và tóc dễ gãy rụng. Ngay cả khi tình trạng tóc bạn vẫn ổn vẫn có thể lựa chọn dầu gội không chứa Sulfate như một sản phẩm chăm sóc da đầu dịu nhẹ và lành tính theo thời gian.
Nhận biết các thành phần trong dầu gội không chứa Sulfate
- Cocamidopropyl Betaine: được chiết xuất là nhóm dầu dừa, có tác dụng làm sạch tốt, loại bỏ được nhiều bụi bẩn và dầu thừa nhưng đặc biệt là không gây khô tóc. Bên cạnh đó, Cocamidopropyl Betaine còn giúp kháng viêm, giảm kích ứng và duy trì độ bền màu cho mái tóc nhuộm.
- Decyl Glucoside: điểm đặc biệt của gốc làm sạch này là không ion, được chiết xuất từ ngô và dừa. Đây là gốc làm sạch thích hợp cho mái tóc mỏng yếu, đang có dấu hiệu gãy rụng. Điểm nổi bật của Decyl Glucoside không gây hại cho sức khỏe của người dùng và bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững.
- Sodium Cocoyl Isethionate: cũng được tách chiết từ nhóm axit béo của dừa. Ưu điểm của gốc làm sạch này chính là bảo vệ cho mái tóc khỏi khô xơ, giúp duy trì độ ẩm, giữ cho mái tóc luôn mềm mại khi sử dụng trong thời gian dài.
- Lauryl Glucoside: được phân tách từ nhóm dầu cọ và đường, do đó hiệu quả làm sạch không thua kém gì các gốc Sulfate. Nhưng lại có khả năng giữ ẩm tốt cho mái tóc, duy trì trạng thái tóc luôn mềm mượt, bóng khỏe khi dùng.
Khi hiện nay xu hướng lựa chọn dầu gội không chứa Sulfate ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt với các bạn có mái tóc khô xơ, hư tổn và da đầu nhạy cảm. Thế nhưng, không vì thế mà vội đánh giá dầu gội chứa Sulfate hoàn toàn không tốt, bởi một sản phẩm còn phụ thuộc vào rất nhiều thành phần đi kèm theo đó. Bài viết hôm nay Beaudy.vn muốn mang đến một góc nhìn mới cho các cô nàng trên hành trình chăm sóc mái tóc của mình nhé! Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sắp tới!
Mình thật sự rất mong nhận được ý kiến của các bạn về bài viết này, hãy bình luận ngay để chúng ta có thể cùng thảo luận nhé.